Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền hình thực tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền hình thực tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Á hậu Hoàng Oanh phải bước vào vòng thi Loại trừ và thể hiện tài hùng biện trước ban giám khảo.

 

Tối 27/9, cuộc thi ‘Người dẫn chương trình 2013’ bước vào đêm tranh tài thứ hai. Á hậu Hoàng Oanh, gương mặt nổi bật của cuộc thi, xuất hiện duyên dáng trong tà áo dài trắng giản dị.
Trong phần thi thử thách ưu tiên, Hoàng Oanh cùng Đức Bảo (phải) cùng nhau dẫn vào một trích đoạn của 'À Ố Show' và giao lưu với các diễn viên khách mời. Lần đầu kết hợp trên sân khấu, cả hai thí sinh không tránh khỏi những thiếu sót khi đôi chỗ bị chồng lời lẫn nhau.
Trong phần thi thử thách ưu tiên, Hoàng Oanh cùng Đức Bảo (phải) cùng nhau dẫn vào một trích đoạn của 'À Ố Show' và giao lưu với các diễn viên khách mời. Lần đầu kết hợp trên sân khấu, cả hai thí sinh không tránh khỏi những thiếu sót khi đôi chỗ bị chồng lời lẫn nhau.
3-JPG-5847-1380338193.jpg
Tuy nhiên, Hoàng Oanh cùng ba thí sinh khác phải bước vào vòng thi loại trừ với đề thi chia sẻ cảm xúc sau khi xem clip phóng sự ngắn về giàn DK. Hoàng Oanh tâm sự, trong chị là sự nghẹn ngào về nghĩa vụ cao cả, sự hi sinh, và tình cảm của các chiến sĩ dành cho gia đình và quê hương của mình.
4-JPG-3416-1380338194.jpg
Bên cạnh đó, bốn thí sinh tiếp tục thử tài hùng biện trước ban giám khảo bằng một câu hỏi chung duy nhất. Với phần trình bày thuyết phục, Hoàng Oanh xuất sắc được tiếp tục đồng hành cuộc thi cùng với thí sinh Thùy Vân (phải).
5-4857-1380338194.jpg
Hai thí sinh Tài Trí và Chúc Linh phải dừng bước tại cuộc thi.
6-JPG-7075-1380338194.jpg
Ca sĩ Lam Trường trình diễn bài hát ‘Cho bạn cho tôi’.
7-JPG-7413-1380338194.jpg
MC Trấn Thành ngẫu hứng hát cùng Lam Trường.
8-JPG-3259-1380338195.jpg
Ca sĩ Dương Triệu Vũ gửi đến khán giả ca khúc ‘Chiều Phủ Tây Hồ’.
9-JPG-3569-1380338195.jpg
Trấn Thành và Hồng Phượng quay trở lại cuộc thi với vai trò của người dẫn chương trình, đồng thời cũng là người hỗ trợ cho các thí sinh.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

  Running Man được biết đến như một trong những chương trình thực tế đình đám nhất nhì làng giải trí Hàn Quốc


11.7.2010 - Ngày ra đi ca Running Man
Running Man được biết đến như một trong những chương trình thực tế đình đám nhất nhì làng giải trí Hàn Quốc. Chương trình lên sóng lần đầu tiên vào ngày 11.7.2010. Đây là một phần trong tổng thể chương trình Good Sunday của kênh truyền hình SBS cùng với Kim Yu-na's Kiss & Cry. Trong chương trình, các thành viên và khách mời sẽ cùng chơi trò chơi và làm nhiệm vụ để quyết định thắng thua.
Running Man đã được sản xuất trong gần 3 năm với khoảng 150 tập phim. Đây là một chặng đường dài đối với một chương trình thực tế. Dù đã diễn ra trong thời gian dài, nhưng Running Man vẫn giữ vững chỗ đứng với lượng người xem ổn định nhờ nội dung cuốn hút và liên tục đổi mới.
 


7 thành viên
Kể từ sự ra đi của Song Joong Ki vào tháng 4.2011, Running Man đã chính thức trở thành chương trình gồm 7 thành viên là Yoo Jae Suk, Jong Kook, Suk Jin, Gary, Lee Gwang Soo, Haha và "át chủ bài" Song Ji Hyo. Họ đều là những ngôi sao nổi tiếng đến từ các lĩnh vực khác nhau như nghệ sĩ hài, MC, diễn viên, ca sĩ, người mẫu.

Trong khi Yoo Jae Suk giỏi dẫn dắt, Suk Jin và Kwang Soo yếu ớt, Joong Kook nổi tiếng với năng lực đáng sợ, Haha hài hước thì thành viên nữ duy nhất là Song Ji Hyo lại rất thông minh và mạnh mẽ. Bảy thành viên với những tính cách và ưu điểm hoàn toàn khác nhau đã đem đến một Running Man với nhiều sắc màu phong phú và mới lạ.

9 quc gia mua bn quyn phát sóng
Chỉ hơn một năm kể từ khi chính thức lên sóng, Running Man đã bán bản quyền phát sóng cho tới 9 quốc gia ở Châu Á, cụ thể là Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Campuchia và Indonesia. Đây là chương trình hiếm hoi của Hàn Quốc có mức độ phủ sóng rộng lớn đến như vậy.
Không những thế, Running Man còn sở hữu lượng fan hâm mộ khổng lồ tại nhiều quốc gia trên thế giới, ví dụ điển hình là tập phim được quay tại Việt Nam và Trung Quốc. Tại đây, các thành viên cùng đội ngũ sản xuất đã được hàng nghìn khán giả chào đón và cổ vũ nhiệt tình. Điều này đã phần nào chứng tỏ sự nổi tiếng của Running Man.

Running Man và những con số đáng nhớ
 
21% - T l người xem cao nht
Từ khi chính thức lên sóng, Running Man đều duy trì tỉ lệ người xem khá cao với mức rating hầu hết đều là 2 chữ số. Trong đó tập 133 được phát sóng ngày 17.2.2013 đã đạt tới 21%. Đây là con số cao nhất trong lịch sử phát sóng của Running Man, cho thấy sự ủng hộ ngày một lớn của khán giả dành cho chương trình này.
14 - S gii thưởng ca chương trình
Không chỉ nhận được sự yêu mến, ủng hộ nhiệt tình từ người hâm mộ, các thành viên còn rinh về hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ khi tham gia chương trình Running Man. Ngoài một số giải cá nhân như Ngôi sao truyền hình xuất sắc nhất (Jong Kook), Nghệ sĩ xuất sắc nhất, hạng mục truyền hình thực tế (Haha)…, chương trình còn giành 3 giải thưởng vô cùng quan trọng đó là: Chương trình phổ biến nhất trong cư dân mạng (2010), Chương trình nổi bật nhất (2011) và Chương trình phổ biến nhất đối với người xem (2012). Trong 3 năm phát triển, Running Man đều đạt được giải thưởng quan trọng và ngày càng nâng cao tỷ lệ người xem. Đây quả là thành tích đáng chúc mừng và tự hào đối với đội ngũ sản xuất của chương trình.

Running Man và những con số đáng nhớ
29 bn nhc thường xut hin trong chương trình
Tuy xoay quanh các cuộc đua, trò chơi kịch tính, nhưng Running Man cũng có nhiều khoảnh khắc sôi động, hài hước, thậm chí là tình cảm và ngọt ngào. Bởi vậy, Running Man đã sử dụng nhiều thể loại âm nhạc để diễn tả cung bậc cảm xúc trong những cảnh quay đó và thêm phần sinh động cho chương trình. Đặc biệt, rất nhiều ca khúc trong số 29 bản nhạc được sử dụng thường xuyên nhất là của các thành viên Running Man như: Rosa (HaHa), One Man (Jong Kook), Our Meeting (Leessang)...
2:16:20
2 giờ, 16 phút, 20 giây là thời lượng của tập phim 43. Đây là tập dài nhất trong lịch sử Running Man. Trong tập phim này, các thành viên Running Man và khách mời không chỉ tham gia đuổi bắt thông thường mà còn phải trải qua một cuộc thi đấu thể thao ở nhiều địa điểm trong thành phố như trước cổng sân vận động, góc chợ, góc công viên… Với tình tiết hấp dẫn, kịch tính, tập phim đã thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và đạt tỷ lệ người xem 10%. Tập 43 được phát sóng ngày 15.5.2011 với sự tham gia của ca sĩ IU và nghệ sĩ hài nổi tiếng Shin Bong Sun.
Running Man và những con số đáng nhớ
45.038 người đăng ký trên kênh Youtube
Running Man hiện là chương trình nổi bật và có mức độ phủ sóng lớn. Khán giả theo dõi Running Man không chỉ có người Hàn Quốc mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. 45.038 người đăng ký trên kênh Youtube chính thức đã phần nào khẳng định mức độ phủ sóng khủng khiếp của chương trình. Ngoài ra, kênh Youtube của Running Man còn gom tới 88.944.401 lượt xem.

Tất nhiên, chẳng có chương trình truyền hình nào giữ được vị trí đầu bảng mãi mãi, ngay cả talk show của nữ hoàng Oprah rồi cũng mất dần sự hấp dẫn. Tuy vậy, nếu có những thay đổi hợp lý, Running Man chắc chắn sẽ trở lại thời hoàng kim của mình.



Running Man đã tới thời… hay lắm rồi cũng nhàm
Bây giờ thực sự là thời điểm quyết định sự sống còn của Runnig Man. Đã ba năm trôi qua mà chương trình này chưa có sự đột phá nào đáng kể. Các thành viên đã thể hiện hết những tiềm năng mà người xem mong đợi. Dường như các thành viên này đã tới “đỉnh cao” của mình. Không phải họ làm điều gì tẻ nhạt, nhàm chán, mà chỉ cần họ cứ làm những thứ giống nhau tuần này qua tuần khác là đủ để Running Man trở nên dễ đoán và mất sức hấp dẫn.

Vì sao Running Man dần mất thế ‘độc tôn’

Đây là những điều khán giả “biết tỏng” kể cả khi không xem:
- Lee Kwang Soo sẽ “phá bĩnh” Kim Jong Kook
- Kim Joong Kook sẽ sử dụng sức mạnh cơ bắp của mình
- Cặp đôi thứ Hai sẽ có một vài khoảnh khắc “sến súa” hoặc hài hước nào đó
- Ji Suk Jin sẽ là mắt xích yếu nhất
- Song Ji Hyo luôn luôn tận dụng lợi thế là con gái của mình
Tất cả những điều này được kết hợp lại với nhau và diễn ra trong mọi tình huống ở mỗi tuần.
Các thành viên của Running Man đã tới thời… thoái trào
Đó cũng là điều đã xảy ra với một chương trình từng rất nổi trước đó là 1 night 2 days, khi Eun Ji Won phải rời khỏi chương trình vì anh đã “lớn hơn” nhân vật của mình rất nhiều. Đáng lẽ chương trình này phải giữ anh lại và có một số điều chỉnh tích cực, nhưng họ đã không làm thế, và Eun Ji Won ra đi.
Tình huống này cũng xảy ra với Running Man nhưng phức tạp hơn. Mỗi thành viên đều có tới hai con người ở trong chương trình, họ có tính cách riêng trong các trò chơi, và có cả tính cách hài hước để gây cười, nhưng cả hai con người này dường như đã trở nên “quen thuộc tới mức dễ đoán”.
Vì sao Running Man dần mất thế ‘độc tôn’
Trong các trò chơi:
- Yoo Jae Suk luôn là người lãnh đạo
- Haha là người lên kế hoạch
- Lee Kwang Soo là kẻ phản bội
- Ji Suk Jin là mắt xích yếu nhất
Còn trong phần “tấu hài”:
- Yoo Jae Suk luôn mở màn
- Haha chính là người tiếp nối Yoo Jae Suk
- Kim Joong Kook với Yoo Jae Suk là một cặp
- Ji Suk Jin thường gây cười bằng điệu bộ
- Lee Kwang Soo là kẻ “hoang dã” nhất
- Song Ji Hyo thì lại chẳng khiến người ta cười chút nào
Tất cả các nhân vật đều cần phải thay đổi. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Vậy phải làm thế nào?
- Haha đã đánh mất hình tượng playboy của mình khi anh chàng kết hôn, và dường như anh đang lạc lối trong việc quyết định xem mình sẽ trở thành người thế nào.
- Cặp đôi Thứ Hai đang trở nên rất dễ đoán.
- Kim Joong Kook đã nhận ra mọi người đều bị mình… “quyến rũ”
- Song Ji Hyo luôn gặp vấn đề về kỹ năng giao tiếp với người khác, mặc dù cô nàng đã cải thiện một chút, nhưng dường như vẫn là chưa đủ.
Vì sao Running Man dần mất thế ‘độc tôn’
Vấn đề về trò chơi và các khách mời
Trong Running Man có rất nhiều trò chơi, và đây là một điểm thú vị của chương trình, trừ khi các trò chơi… bị lặp lại quá nhiều. Ví dụ trò chơi với thức ăn và di chuyển lắt léo với quả bóng. Dù có hay tới mấy mà suốt ngày cho người xem ăn một món thì món ăn đó cũng trở nên nhàm chán, đó là trường hợp của Running Man.
Thêm vào đó, các khách mời, dù quá yếu hay quá mạnh đều là bất hạnh cho các thành viên. Ví dụ, tập 149 có sự xuất hiện của các diễn viên hài hơi lớn tuổi. Những người này thường mang tới nhiều tiếng cười cho chương trình, đặc biệt khi họ là bạn của các thành viên trong Running Man. Tuy vậy, khi các diễn viên hài là phụ nữ thì kết quả lại trái ngược. Các thành viên đã rất cẩn trọng với hành xử của mình vì trước mặt họ là các phụ nữ lớn tuổi, và họ không muốn bị mang tiếng thất lễ.
Vì sao Running Man dần mất thế ‘độc tôn’
 

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Tập cuối của vòng Đo ván Mỹ Linh không giấu được sự nghẹn ngào khi nói về hoàn cảnh thương tâm của học trò.

Tập cuối của vòng Đo ván còn lại những thí sinh mạnh của mỗi đội như: Dương Hoàng Yến, Phạm Hà Linh, Ngọc Trâm, Nông Tiến Bắc... Khán giả chờ đợi một đêm nhạc bùng nổ với các giọng ca được đánh giá cao. Tuy nhiên, chỉ có một số tiết mục gây được cảm xúc.

Dương Hoàng Yến và Phan Tuấn. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng - Thế Danh.

Cặp còn lại duy nhất của Mỹ Linh là Phan Tuấn và Dương Hoàng Yến. Thực lực của cặp này khá chênh lệch khi một chàng trai không có nhiều kinh nghiệm đấu với một nữ ca sĩ là gương mặt kỳ cựu của các sân khấu ca nhạc. Nhưng Phan Tuấn lại khiến khán giả bất ngờ khi thể hiện đầy tình cảm bài Chỉ còn lại tình yêu. Sự trong trẻo, hồn nhiên của anh khi hát khiến Mỹ Linh phải rơi nước mắt suốt tiết mục.

"Em hát với tâm thế của một người đàn ông, làm tôi xúc động", cô nói. Quốc Trung đứng dậy dành cho anh sự tán thưởng. Nam giám khảo khâm phục bản lĩnh của Phan Tuấn. Anh cho rằng phần thể hiện của nam thí sinh hoàn hảo hơn cả bản gốc của Bùi Anh Tuấn. Đàm Vĩnh Hưng cũng dành nhiều lời khen cho Phan Tuấn. Anh đề nghị sẽ thu âm ca khúc này cùng nam thí sinh.

Trong khi đó Hoàng Yến thể hiện giai điệu khó của bài Yêu một cách điêu luyện. Cô làm chủ sân khấu từ khuôn mặt đến sự biểu hiện hình thể. Chỉ có điều giai điệu ca khúc đều đều khiến người nghe khó cảm nhận. Giữa một thí sinh hát theo bản năng và một thí sinh điêu luyện, Mỹ Linh nghiêng cán cân về Hoàng Yến là điều dễ hiểu. Cô đánh giá cao tinh thần nhường nhịn đàn em của nữ thí sinh.
Ở một tiết mục ấn tượng khác, khán giả nhìn thấy sự lột xác bất ngờ của Hà Linh trong hình ảnh của một cô gái đầy nữ tính với Đêm nằm mơ phố. Cô đã truyền tải được sự tinh tế, nồng nàn của cô gái Hà Nội đến với trái tim khán giả và người mình yêu. Hồng Nhung rướm lệ trước màn trình diễn như trút hết tâm hồn của học trò. Đối thủ của cô, Lưu Thanh Thanh, không hề kém cạnh khi trình diễn bản lĩnh nhạc phẩm nước ngoài Mercy. Nữ thí sinh thể hiện thoải mái, khuấy động cả trường quay. Huấn luyện viên Hồng Nhung cũng lắc lư theo giai điệu. Hai thí sinh ngang tài ngang sức khiến "cô Bống" khó lựa chọn. Cô khá ngập ngừng khi đưa ra quyết định. Cuối cùng, Hồng Nhung chọn giọng ca mang đến cô nhiều cảm xúc hơn là Hà Linh.

14-1378684872.jpg
Song Tú bật khóc khi được Đàm Vĩnh Hưng giữ lại. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng - Thế Danh.

Song Tú chọn ca khúc "khó nuốt" Khúc hát phiêu ly của Phó Đức Phương. "Bà mẹ một con" khiến cho huấn luyện viên của mình căng thẳng theo dõi trong suốt phần thi. Nhưng với bản lĩnh và giọng ca nội lực, cô gái từng đánh bại Vũ Cát Tường ở vòng Đối đầu hoàn thành ca khúc thành công hơn mong đợi.

Chứng kiến đối thủ của mình có một tiết mục thành công nhưng Đức Thuận vẫn không nao núng. Anh thoải mái trình diễn Take me to the pilot với những điệu nhảy sôi động, dễ thương. Vũ điệu sôi động của anh khiến cho Mỹ Linh thích thú nhảy theo. Ngược lại, Quốc Trung cho rằng anh mê nhảy mà quên mất việc hát.

Khi nhận xét hai thí sinh, Đàm Vĩnh Hưng nghẹn lời kể về số phận của học trò. Anh phải năn nỉ Song Tú nghỉ hát ở phòng trà cách đây hai ngày. Nữ thí sinh không muốn dừng bởi đây là công việc mưu sinh, cô phải đi hát hàng đêm để nuôi con. Vì vậy, nam huấn luyện viên mong muốn trao cô nhiều cơ hội để tỏa sáng và cải thiện cuộc sống. Anh quyết định giữ lại "bà mẹ một con". Nữ thí sinh bật khóc trước tình cảm của huấn huyện viên dành cho.

Phần biểu diễn của ba cặp còn lại: Nông Tiến Bắc - Thái Châu của đội Quốc Trung, Âu Bảo Ngân - Hoàng Oanh đội Hồng Nhung, Ngọc Trâm - Nguyễn Quân của đội Đàm Vĩnh Hưng dù có đổi mới nhưng không chứa nhiều kịch tính. Các huấn luyện viên đã lựa chọn những giọng ca có khả năng đi đường dài là: Thái Châu, Âu Bảo Ngân và Ngọc Trâm.

16-1378684872.jpg
Nông Tiến Bắc (trái) - Thái Châu. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng - Thế Danh.
Không có những mà trình trình diễn bùng nổ, tập cuối của vòng Đo ván còn khiến người xem cảm thấy khó chịu khi nhà tài trợ quảng cáo quá lộ liễu. Họ lồng ghép nhãn hàng vào câu chuyện tình cảm của chị em Ngọc Trâm một cách kiên cưỡng, thiếu duyên.
Sau 3 đêm thi của vòng Đo ván, các đội đã hoàn chỉnh được đội hình để đến với vòng Liveshow. Ở vòng này, khán giả bắt đầu tham gia vào cuộc bình chọn và giữ lại những gương mặt thí sinh họ yêu thích.
Tập 1 vòng Liveshow diễn ra lúc 21h ngày 15/9 trực tiếp trên VTV3.

Sau chuỗi hành động lố lăng, phản cảm trên các trang mạng xã hội của Bà Tưng, rất nhiều các trang tin đã đưa nhân vật này lên làm chủ đề để bình luận và phán xét. 


Ngay lập tức, một chương trình hài kịch của Đài truyền hình Việt Nam cũng đã "tái hiện" lại nhân vật Bà Tưng một cách hết sức châm biếm. Và ngay sau khi đoạn hài kịch lên sóng và xuất hiện trên internet đã tạo nên một "cơn sốt" không nhỏ đối với cộng đồng mạng
Đoạn hài kịch dài hơn 30 phút tái hiện lại một cách châm biếm nhân vật Bà Tưng. Với kịch bản súc tích và ngắn gọn, nhân vật Bà Tưng đã được biên kịch khéo léo dưới cái tên "Mợ Phềnh". Vai diễn Mợ Phềnh đã được giao cho một gương mặt đã khá quen thuộc với khán giả truyền hình qua rất nhiều seri phim ngắn và tiểu phẩm hài, diễn viên trẻ Trương Phương.



Status trên facebook Trương Phương "ăn theo" phong cách Bà Tưng

Để thêm phần kịch tính và hấp dẫn cho tiểu phẩm, cô nàng Mợ Phềnh (Diễn viên Trương Phương) có những đã hành động y hệt Bà Tưng ngoài đời thực. Với những cử chỉ lả lơi, khoe thân và các hành động có phần kệch cỡm, thể hiện sự kém cỏi và thiếu suy nghĩ. Từ đó tạo ra vô vàn những tình huống hư cấu rất hài hước, đem lại tiếng cười cho khán giả. Cũng qua đây, để đả kích một bộ phận không nhỏ những nghệ sỹ trẻ có thái độ và ý thức kém khi bước chân tham gia vào con đường nghệ thuật.

Xuất hiện phiên bản Bà Tưng trên truyền hình "gây sốt" | Bà tưng,lê thị huyền anh,hotgirl bà tưng,diễn viên trương phương,phiên bản bà tưng
Hình tượng Bà Tưng được tái hiện qua nhân vật Mợ Phềnh một cách châm biếm hài hước

Diễn viên Trương Phương cho biết: "Khi nhận được lời mời nhận vai Mợ Phềnh, cô đã phải suy nghĩ khá nhiều. Bởi lẽ, cô rất sợ khán giả không hiểu sẽ cho là mình ăn theo Bà Tưng để nổi. Tuy nhiên sau khi đã tìm hiểu kĩ kịch bản, cô quyết định tham gia nhập vai, dùng chính khả năng của mình để xây dựng một lời cảnh tỉnh mang tính hài hước cho một bộ phận nghệ sỹ trẻ đã đang và sắp bước chân vào con đường nghệ thuật".

Ngay sau khi tiểu phẩm này được phát sóng và xuất hiện trên mạng đã thu hút gần 50.000 lượt xem và gần 30.000 lượt bình luận theo dõi, đa phần khán giả đều có thái độ tích cực và tỏ ra vô cùng thích thú với cách "đá xoáy" rất tinh tế của nhà đài.

Diên viên trẻ Trương Phương được khán giả biết đến và đón nhận một cách nồng nhiệt, kể từ sau vai diễn chị Thêu trong Seri phim sitcom dành cho lứa tuổi teen mang tên "Cửa Sổ Thuỷ Tinh". Cô là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong toàn bộ Seri phim này. Mặc dù không phải là một diễn viên được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu, tuy nhiên khi được giao những vai khó, kể cả vai Mợ Phềnh lần này, Trương Phương đều thể hiện rất đạt trong từng cảnh quay.

Bên cạnh những thí sinh sở hữu khả năng thiên phú, những người có sẵn tố chất để tạo nên những câu chuyện gây chú ý dư luận cũng luôn được các nhà sản xuất chương trình thực tế săn đón và mời gọi.

Vài năm trở lại đây, truyền hình thực tế phát rất mạnh ở Việt Nam. Các cuộc thi như Vietnam Idol, The Voice, Vietnam’s Next Top Model, The Voice Kids hay Project Runway, So You Think You Can Dance, Cuộc đua kỳ thú... luôn có sức hút lớn đối với khán giả truyền hình. Ngược lại, với các nhà sản xuất, việc một chương trình ăn khách giúp họ hái ra không biết bao nhiêu tiền từ các nhà tài trợ cũng như doanh thu quảng cáo.


Để có một mùa giải thành công, bên cạnh việc đổ tiền nhập format đang hot trên thế giới, thuê giám khảo tên tuổi cùng chiến lược PR hoành tráng, những "ông trùm" sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam cũng không ngần ngại nhảy vào cuộc chiến tranh giành các gương mặt thí sinh triển vọng, có khả năng "gây bão" dư luận về phía mình. Yếu tố thí sinh vì thế trở nên đặc biệt quan trọng, điều này được thể hiện rõ nét qua sự thành – bại của các mùa giải nối tiếp nhau. Hiện tại, 4 đại gia cũng là 4 công ty truyền thông đang lấn chiếm phần lớn các mặt trận truyền hình thực tế, ở các đài hot nhất gồm Cát Tiên Sa, BHD, Multimedia và Đông Tây.
Yếu cố kiềng 4 chân cùng các không ít cuộc thi có tính chất tương tự nhau, khiến tất cả các công ty đều phải có những chiến lược săn tìm nguồn thí sinh chất lượng cho riêng mình. Nhưng dù là cuộc thi nào, tính chất thi thố ra sao thì khâu tuyển chọn, tìm kiếm người dự thi cũng đều quy vào một số công thức chung và cơ bản mà các ông trùm truyền thông này vẫn đang theo đuổi. Đó là tìm kiếm thí sinh sở hữu tài năng thiên phú, những người có khả năng tạo ra câu chuyện gây chấn động xã hội, chủ nhân của các cơn bão scandal khi đang thi và thí sinh là các ngôi sao.
Săn tìm thí sinh tài năng, thần đồng
Trong bối cảnh số lượng chương trình truyền hình thực tế tăng đột biến và những gương mặt tài năng ngày càng trở nên khan hiếm dần, chắc hẳn không một nhà sản xuất nào chỉ chịu ngồi yên chờ thí sinh đến đăng ký dự thi bởi điều đó quá mạo hiểm. Để nắm chắc phần thắng, trước khi cuộc thi khởi động, nhiều đơn vị tổ chức sẵn sàng bỏ thời gian, công sức, nhân lực bủa đi tìm các gương mặt triển vọng.
Nguồn thí sinh chất lượng đầu tiên mà các ông lớn nhắm đến chính là những cái tên từng đạt giải cao trong một số cuộc thi có tính chất tương tự trước đây. Ở hai sân chơi Vietnam Idol (của BHD) và The Voice (nhà sản xuất Cát Tiên Sa), khán giả truyền hình dễ dàng nhận ra rất nhiều gượng mặt quen thuộc như Văn Mai Hương (giải tư Tiếng ca học đường 2009), Bảo Anh (giải tư Tiếng ca học đường 2009), Bùi Anh Tuấn (giải nhất Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2011 (một cuộc thi do Cát Tiên Sa tổ chức)) hay Tiêu Châu Như Quỳnh (giải 3 Tiếng ca học đường 2009 và giải nhất Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2009). Người xem cũng bắt gặp tình trạng tương tự trong các chương trình khác như Vietnam’s Next Top Model, Project Runway, The Voice Kids, So You Think You Can Dance...

Những chiêu trò săn thí sinh của các show thực tế | Truyền hình thực tế,Cặp đôi hoàn hảo,Bước nhảy hoàn vũ,Vietnam Idol,Vietnam Got Talent
Văn Mai Hương, Bảo Anh, Tiêu Châu Như Quỳnh, Bùi Anh Tuấn... là những
gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình trước khi tham gia
show truyền hình thực tế.

Bên cạnh đó, một vài nhà sản xuất còn cất công đến tận các trường nghệ thuật, vùng quê xa để tìm kiếm tài năng. Chẳng hạn như năm 2012, BHD đã phải tổ chức thêm nhiều địa điểm tuyển chọn cho Vietnam Idol, nhằm lôi kéo cả những thí sinh ở những vùng đất xa xôi hẻo lánh và "hiện tượng" Ya Suy đã minh chứng cho điều đó. Ngoài ra, họ chấp nhận luôn việc ép chín “lúa non” khi không tìm đủ gương mặt triển vọng. Chính vì thế, số lượng thí sinh ở độ tuổi 16-17 xuất hiện ngày càng đông trong các show truyền hình thực tế dành cho tuổi trưởng thành.

Chưa hết, nguồn thí sinh đến với chương trình còn thông qua mối quan hệ quen biết hay sự giới thiệu của các cá nhân, tập thể cũng chiếm không ít. Dấu ấn đậm nét cho nhận định này chính là vụ việc giám đốc âm nhạc Phương Uyên dành sự ưu ái riêng cho trò cưng Thiều Bảo Trang trong mùa giải đầu tiên của The Voice Việt từng khiến dư luận ồn ào.

Tất nhiên, để thuyết phục được các nguồn thí sinh vừa nêu, đơn vị tổ chức thường vẽ ra viễn cảnh về sự nổi tiếng hay dùng những điều khoản vô cùng hấp dẫn. Nhắc đến đây, chắc hẳn không ít khán giả vẫn còn nhớ trường hợp của Hoàng Quyên, thí sinh bất ngờ bỏ ngang cuộc thi hot The Voice để tham gia thử sức ở Vietnam Idol 2012. Thời điểm ấy, nhiều người đặt nghi vấn tại sao cô gái gốc Thái Nguyên lại thay đổi quyết định một cách khó hiểu đến như vậy và phải chăng đã có sự tác động nào đó từ ê-kíp sản xuất Vietnam Idol? Trong khi đó, ở mùa giải đầu tiên, cuộc thi The Winner Is của nhà sản xuất Đông Tây, cũng phải dùng mọi sự vận động để lôi kéo hàng loạt nghệ sĩ góp mặt và tất nhiên để những gương mặt có sẵn độ hot gật đầu tham gia, ngoài những lời hứa hẹn về giải thưởng, có thể còn cần phải kèm theo cả những thỏa thuận riêng về cát-xê.

Những chiêu trò săn thí sinh của các show thực tế | Truyền hình thực tế,Cặp đôi hoàn hảo,Bước nhảy hoàn vũ,Vietnam Idol,Vietnam Got Talent
Những chia sẻ của Cao Ngọc Thùy Anh trên trang cá nhân khi còn
đang tham gia
The Voice Kids 2013.

Những chia sẻ cách đây không lâu của Cao Ngọc Thùy Anh trên trang cá nhân được xem là bằng chứng tiếp theo cho thấy chương trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam đang thiếu trầm trọng các nhân tố nổi trội. Mặc dù dòng tâm sự ngắn của cô bé từng dự thi The Voice Kids 2013 không thể hiện gì nhiều, song nó cũng chứng minh được ông trùm BHD đang khẩn trương thế nào trong việc tìm kiếm “gà” mới cho mùa giải thứ 5 vừa khởi động.

Dang rộng vòng tay với các thí sinh thu hút sự quan tâm của xã hội
Không chỉ các nhân tố tài năng mới được nhà sản xuất tìm kiếm, ngay cả một số cá nhân sở hữu câu chuyện đời tư độc, lạ cũng trở thành đối tượng của họ. Xét trên mọi phương diện từ tài năng đến ngoại hình có thể những trường hợp này không bằng các thí sinh khác, song đây lại là yếu tố giúp chương trình hút khán giả hơn. Miếng mồi béo bở này luôn được đơn vị tổ chức tận dụng triệt để!
Trong các show truyền hình thực tế, khán dễ dàng bắt gặp câu chuyện cảm động về sự đam mê, khao khát cháy bỏng được đến với nghề của những thí sinh đặc biệt như “gái quê” Lê Thị Phương (Vietnam’s Next Top Model) hay Ya Suy (Vietnam Idol)...

Song song, yếu tố thí sinh khiếm khuyết, thí sinh mắc bệnh hiểm nghèo cũng được các "ông trùm" để mắt tới nhằm thu hút tối đa sự quan tâm từ người xem. Họ đã rất thành công trong việc kéo khán giả hướng về chương trình nhờ những gương mặt này. Nổi bật trong số ấy là cô bé xương thủy tinh Phương Anh ở Vietnam’s Got Talent 2012, chàng vũ công Hoa Đức Công với căn bệnh suy thận giai đoạn cuối của So You Think You Can Dance 2012, thí sinh khiếm thị yêu ca hát Hà Văn Đông trong Giọng hát Việt mùa đầu tiên... Gần đây nhất là trường hợp cậu bé từng trải qua căn bệnh viêm màng não Quang Anh của The Voice Kids 2013.

Những chiêu trò săn thí sinh của các show thực tế | Truyền hình thực tế,Cặp đôi hoàn hảo,Bước nhảy hoàn vũ,Vietnam Idol,Vietnam Got Talent
Nghị lực phi thường của Phương Anh (Vietnam’s Got Talent 2012) hay
Hoa Đức Công (
So You Think You Can Dance 2012) khiến
nhiều khán giả khâm phục.
Điểm chung ở các thí sinh sở hữu câu chuyện cảm động, mang đến yếu tố xã hội, nếu bản thân họ có thêm chút tài năng, thì cơ hội được các nhà sản xuất "đẩy" lên thành hiện tượng rất cao, ví dụ như Ya Suy, Quang Anh The Voice Kids... Tuy nhiên, nếu tài năng chỉ ở mức vừa phải, họ cũng sớm bị loại, xem như đã "hoàn thành nhiệm vụ" của mình.
Thí sinh hứa hẹn gây sốt bằng scandal

Yếu tố thứ 3 những người sản xuất chương trình dù không bao giờ công khai nhưng cũng luôn rắp tâm tìm kiếm đó là các gương mặt có khả năng gây sốt nơi khán giả, "làm nóng" truyền thông bởi những chiêu trò và chuyện bên lề. Công thức chung ở một vài chương trình thực tế nhưVietnam Idol, The Voice, Vietnam's Next Top Model... trong 10 thí sinh vào chung kết, nhà sản xuất chỉ cần một nửa trong số đó có tài năng đặc biệt hoặc đủ dùng, số thí sinh còn lại hầu như chỉ mang tính drama (tạo kịch tính cho chương trình).
Đó cũng chính là điều dễ dàng nhận thấy ở khắp các cuộc thi, là Bảo Anh - Bùi Anh Tuấn ở The Voice, Hương Giang Idol ở Vietnam Idol 2012, Đức Anh - Đăng Khoa (Vietnam Idol 2010), Lê Thị Phương - Thùy Dương (Vietnam's Next Top Model 2010), Tiến Mạnh (Project Runway)... Tùy vào tính chất của chương trình hay quan điểm của từng nhà sản xuất mà cán cân giữa thí sinh tài năng - thí sinh tạo chiêu trò sẽ thấp hay cao.

Những chiêu trò săn thí sinh của các show thực tế | Truyền hình thực tế,Cặp đôi hoàn hảo,Bước nhảy hoàn vũ,Vietnam Idol,Vietnam Got Talent
Hương Giang, Lan Phương - hai thí sinh chuyển giới gây bão truyền thông
khi xuất hiện tại các chương trình truyền hình thực tế.
Ở các cuộc thi như Cặp đôi hoàn hảo, Bước nhảy hoàn vũ... ngoài những thí sinh là nghệ sĩ có khả năng múa nhảy thực sự, ban tổ chức luôn ưu ái cho những nghệ sĩ sở hữu cá tính mạnh như Mr Đàm, Phương Thanh, Mỹ Lệ... Bởi chỉ có những người mạnh mồm này mới có thể phát động "những cuộc chiến", những phát ngôn gây tranh cãi... Nếu chiến tranh có hại cho tất cả mọi người, thì cuộc chiến của các ngôi sao thường mang đến những cái lợi cho chương trình truyền hình thực tế như rating tăng vì khán giả quan tâm tò mò, doanh thu quảng cáo cũng theo đó mà tăng lên...
Thí sinh là ngôi sao của làng giải trí
Thí sinh ngôi sao chính là yếu tố cuối cùng góp phần làm nên sự thành công chung cho một chương trình truyền hình thực tế. Tuy các gương mặt này đã có một vị trí nhất định trong showbiz, nhưng ban tổ chức vẫn chấp nhận mời tham gia với lời hứa hẹn hấp dẫn vì sự xuất hiện của họ chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sự chú ý, quan tâm của giới chuyên môn lẫn khán giả.
Nếu ở các cuộc thi hát bình thường, việc ban tổ chức ngỏ lời mời hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh vốn đã có sẵn tên tuổi tiến vào sâu (ví dụ Nguyễn Hoàng Tôn, Dương Hoàng Yến, Phạm Hà Linh (ở The Voicenăm nay) thì Quốc Thiên (The Winner Is), Miss Teen Cao Thanh Thảo My (Vietnam Idol)), thì ở những chương trình mà thí sinh toàn là ngôi sao như Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, Cuộc đua kỳ thú... cuộc chiến săn người nổi tiếng tham gia càng thể hiện rõ nét.

Những chiêu trò săn thí sinh của các show thực tế | Truyền hình thực tế,Cặp đôi hoàn hảo,Bước nhảy hoàn vũ,Vietnam Idol,Vietnam Got Talent
Ngọc Quyên, Yến Trang, Hồ Vĩnh Khoa, Ngô Kiến Huy là những gương mặt hot
làm nên sự hấp dẫn cho chương trình 
Bước nhảy hoàn vũ 2013.

Trong cuộc chiến giành các thí sinh vốn là người nổi tiếng đầu quân vào các cuộc thi, các chương trình truyền hình thực tế của mình, ông trùm truyền thông nào càng có lợi thế quan hệ rộng, hoặc uy tín đủ cao, bên đó sẽ giành được phần thắng. Các cuộc thi do Cát Tiên Sa tổ chức, do luôn được phát trên VTV3 và có truyền thống "hot" nên luôn có sức hút với các thí sinh là nghệ sĩ. Tuy nhiên, cũng có những thí sinh nói không với các chương trình của công ty này như Ngô Thanh Vân, Phương Thanh... Trong khi đó, BHD cũng là công ty khéo léo thu hút người nổi tiếng tham gia. Tuy nhiên, gần đây, nếu so sánh độ nổi tiếng của dàn sao tham gia Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo (Cát Tiên Sa) với Cuộc đua kỳ thú (BHD), sẽ thấy có một sự chênh lệch khá lớn. Điều đó cho thấy, để tìm được những tên tuổi hot, ngoài việc tạo điều kiện tốt cho các thí sinh này, nhà sản xuất cũng phải có những thỏa thuận ngầm để khuyến khích họ góp mặt. Chẳng hạn, năm 2012, BHD đã thành công khi "giật" được thí sinh Hoàng Quyên về với cuộc thi Vietnam Idol, trong khi The Voice cũng là một cuộc thi hot của Cát Tiên Sa.

Multimedia là công ty chuyên sản xuất các chương trình về người mẫu, nhà thiết kế thời trang, nhưng họ cũng đụng phải đối thủ cạnh tranh là Cát Tiên Sa khi nhà sản xuất này, ngoài các chương trình âm nhạc cũng tấn công cả lĩnh vực người mẫu. Chính vì thế, thỉnh thoảng khán giả lại bắt gặp thí sinh từng góp mặt và tạo được ít nhiều tên tuổi ở cuộc thi do công ty này tổ chức, lại bất ngờ có mặt ở cuộc thi do công ty đối thủ mở ra.
Công ty Đông Tây cũng có nhiều cuộc thi cần tuyển chọn các nghệ sĩ tham gia và họ cũng phải bước vào cuộc chiến cạnh tranh với các đối thủ khi thời gian thực hiện, phát sóng chương trình thường chèn ép lên nhau và các nghệ sĩ không có quyền được "bắt cá hai tay". Chính vì thế, ai cũng phải vào cuộc đua tìm người.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Dẫu cán cân nghiêng về truyền hình thực tế, các gameshow vẫn giữ một vị trí nhất định trong lòng khán giả.
 
Năm 1996, gameshow SV 96 do MC Lại Văn Sâm dẫn dắt ra đời và tạo nên cú hích lớn trong thời điểm khán giả Việt đang "đói" các hình thức giải trí. Thời ấy, cổ động viên đến trường quay đông đến nỗi khán phòng không chứa hết, nhà tổ chức phải bố trí màn hình TV 300 inches đặt trên sân Hàng Đẫy để phục vụ khán giả bên ngoài. "Thừa thắng xông lên", một loạt gameshow Đường lên đỉnh Olympia, Chiếc nón kỳ diệu, Ở nhà chủ nhật, Ai là triệu phú, Hành trình văn hóa... ra đời và cũng liên tiếp "thắng lớn", tạo nên thương hiệu lừng lẫy cho VTV trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình giải trí.
Năm 2006, sự xuất hiện của chương trình Phụ nữ thế kỷ 21 đã mở ra một khái niệm mới, dẫu còn mơ hồ về "truyền hình thực tế". Đến nay, có khoảng vài chục chương trình truyền hình thực tế lớn nhỏ thay phiên nhau "chiếm sóng". Nhìn vào lịch phát sóng giờ vàng của các đài lớn nhất như VTV3, HTV7, có thể thấy sự "thống trị" của truyền hình thực tế: Thứ sáu là Cuộc đua kỳ thú, Thứ bảy có Thử thách cùng bước nhảy (HTV) và The Voice Kids (VTV), chủ nhật là The Voice, Đồ Rê Mí… 
Các gameshow đã hoàn toàn mất khán giả trung thành trong cuộc đua khốc liệt này.
Gameshow Việt đang nỗ lực sống sót
SV96, gameshow đầu tiên của VTV3 do Lại Văn Sâm dẫn dắt. 
Có nhiều lý do để gameshow "bại trận" trước truyền hình thực tế. Bên cạnh những điểm yếu ai cũng nhận ra như thiếu kịch tính, thiếu tính tương tác... Người chơi trong các gameshow đa phần thụ động trong một kịch bản được lặp đi lặp lại, quen thuộc tới mức MC không cần nêu luật chơi thì ai cũng thuộc làu. Chẳng hạn như gameshow Chung sức, việc đội A hay đội B thắng không có gì để khán giả chờ đợi, tò mò. Gameshow giống một bữa ăn dọn sẵn, khẩu vị phù hợp cho mọi nhà nhưng không bắt mắt, nhiều gia vị bằng những món ngon của truyền hình thực tế. Khán giả cũng thụ động xem, giải trí theo những gì diễn ra trong mỗi kỳ phát sóng mà không háo hức dõi theo diến tiến, hoặc có tác động vào kết quả của cuộc chơi thông qua hình thức bầu chọn.
Bên cạnh đó còn có những lý do khách quan mà chỉ "người trong cuộc" mới hiểu, như vòng đời của một gameshow là một điển hình. Ở nước ngoài, thông thường một gameshow có vòng đời khoảng ba năm. Đó là khoảng thời gian vừa đủ để khán giả bắt đầu cảm thấy nhàm chán với một format lặp đi lặp lại. Nhưng ở Việt Nam, nhiều chương trình có tuổi thọ dài hơn. Ở nhà chủ nhật có tuổi đời chín năm, Hành trình văn hóa, Vườn cổ tích cũng trụ sóng đến bảy - tám năm... Đến tận bây giờ, nhiều gameshow thuộc hàng "kỳ cựu" như Chiếc nón kỳ diệu vẫn tiếp tục lên sóng sau 11 năm ra mắt. Dù có thay đổi format thì chuyện "rượu mới bình cũ" cũng ít nhiều làm giảm đi độ hot của chương trình.
Quan trọng nhất vẫn là công cụ để truyền tải nội dung, mà ở đây là các kênh truyền hình. Dù thích hay không, khán giả vẫn có thói quen tìm chương trình giải trí trên các kênh lớn mang tầm quốc gia, hơn là các kênh truyền hình cáp của tư nhân.
Hiện tại, đi đầu trong lĩnh vực chương trình truyền hình là Cát Tiên Sa với những show phát sóng vào giờ vàng trên VTV3 vào tối thứ bảy, chủ nhật. Tối thứ sáu là giờ của BHD. Ngay cả một "ông lớn" trong ngành truyền thông là Đông Tây cũng không "chen chân" vào được, đành tìm đến một thị trường nhỏ hơn là HTV7 với các chương trình Tôi là người chiến thắng, Thử thách cùng bước nhảy...
Bán đi "giờ vàng", các gameshow của nhà đài đã hoàn toàn "trắng tay" ngay trên sân nhà. Chương trình nội phần lớn đều bị đẩy về các khung giờ rating thấp, một số chuyển sang VTV6, VTV9... không được khán giả quan tâm nhiều. Báo chí cũng sẽ không hào hứng khai thác khi sức hút với người xem không lớn. Hệ quả là gameshow khó cạnh tranh về hiệu ứng truyền thông và độ phủ sóng dẫu có nội dung hấp dẫn.
992273-693535123996406-1728596738-n-1374
Chương trình Giọng hát Việt nhí phát sóng trên VTV3 từ 21h-23h. Sau khi chương trình này kết thúc, cuộc thi Ngôi sao thiết kế thời trang sẽ lên sóng thay thế. 
Trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều gameshow mới vẫn liên tiếp ra đời. Rút kinh nghiệm từ "bài học xương máu" của nhà VTV, các kênh truyền hình tư nhân với tuổi đời trẻ hơn đã cố gắng thay đổi theo thị hiếu của khán giả để tiếp tục tồn tại trước sức ép quá mạnh của truyền hình thực tế.
Tận dụng lại "con át chủ bài" của truyền hình thực tế là ngôi sao giải trí, gần đây, các gameshow mới ra như Tôi dám hát của YanTV, 2!Idol của Yeah1... ít nhiều tạo được sức hút với khán giả trẻ. Tôi dám hát cũng mang môtuýp là một gameshow ca hát, cũng có sao nhưng không chú trọng vào tài năng hay tính chất thi thố. Nghệ sĩ tham gia không cạnh tranh ở giọng hát mà là khả năng chịu đựng và vượt qua những nỗi sợ hãi của bản thân, từ gián, chuột, ếch, rắn, độ cao, tiếng ồn...
Không còn thụ động như các gameshow trước đây, các sao cũng có sự tương tác và "chịu chơi" hết mình để chiều lòng khán giả. Cách họ hỗ trợ nhiệt tình cho một người chơi bình thường và sẵn sàng lăn xả, chịu đau, chịu bị vấy bẩn... là những ví dụ.
Các gameshow mới cũng cho thấy tính giáo dục và nhân văn nhẹ nhàng bên cạnh tính giải trí. Mới ra đời được vài tháng nhưng gameshow Vì bạn xứng đáng đã lấy khá nhiều nước mắt của khán giả truyền hình. Đây là trò chơi đầu tiên mà chiến thắng không mang lại phần thưởng cho người chơi, nó dành cho một người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không có bất cứ món quà nào nhưng người chơi đều khao khát giành chiến thắng vì một người xa lạ. 
2-1377685138.jpg
Vân Trang khóc thét khi phải hát trong tình trạng rắn quấn quanh cổ trong gameshow "Tôi dám hát".
"Đặc sản" của truyền hình thực tế là scandal và chiêu trò. Gameshow cũng có chiêu trò, nhưng nó dừng lại ở mức độ giải trí, gây chú ý chứ không nhằm mục đích tạo scandal.
Nếu 2!Idol ăn khách bởi cách khai thác triệt để các yếu tố gây tò mò như Thủy Tiên với màn thay tã cấp tốc cho búp bê, thì Tôi dám hát làm khán giả hồi hộp với những yếu tố đẩy cảm xúc lên cao trào. Khán giả bất giờ khi gặp một Trịnh Thăng Bình rất điển trai bỏ mặc bạn nữ cùng chơi vì quá sợ rắn.
Tạm rời xa ánh hào quang của sân khấu, họ thể hiện cảm xúc như một người bình thường. Điều này khiến khán giả vẫn tò mò, thích thú nhưng đỡ mệt mỏi và ngán ngẩm hơn khi chứng kiến những scandal ra đời từ truyền hình thực tế.
Để giải bài toán về kênh phát sóng, anh Nguyễn Thanh Tùng (Tùng Leo), trưởng ban biên tập YanTV chia sẻ: "Không dễ để 'bắt' khán giả thay đổi thói quen xem trọng kênh truyền hình lớn. Chúng tôi cũng phải bắt kịp thời thế bằng cách thuê sóng VTV6 bên cạnh kênh nhà. Thay vì hướng đến đối tượng khán giả đại trà như truyền hình thực tế, chúng tôi xác định khách hàng mục tiêu là khán giả trẻ".
Anh Tùng lạc quan cho rằng, chương trình của mình có thể không được quá nhiều người biết đến nhưng khi đã yêu thích, họ sẽ là những khán giả trung thành. Tuy nhiên, anh cũng thừa nhận, việc thực hiện các gameshow đòi hỏi nhà sản xuất phải cố gắng tìm ý tưởng và đầu tư lớn. Có như vậy, dù có phát trên kênh truyền hình tư thì các gameshow mới có được chỗ đứng riêng giữa cơn bão truyền hình thực tế.
Design by Hao Tran -