Hiển thị các bài đăng có nhãn trị sẹo lõm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trị sẹo lõm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Sẹo luôn được ví như kẻ thù của sắc đẹp. Dù bạn sở hữu một khuôn mặt trái xoan với bờ môi cong gợi cảm cùng đôi mắt biết cười nhưng làn da lại chằng chịt sẹo rỗ thì chẳng thể tự tin khoe nhan sắc.

Bên cạnh sự giúp đỡ của công nghệ thẩm mỹ thì các bạn gái cũng có thể tự cải thiện tình trạng sẹo rỗ bằng các phương pháp từ thiên nhiên.

Nguyên nhân gây ra sẹo lõm

Sẹo lõm được hình thành do nhiều nguyên nhân như di chứng của mụn trứng cá, hay di chứng sau một tai nạn nhỏ như là bị bỏng, bị ngã … Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân gây ra sẹo lõm. Vì vậy, để điều trị sẹo lõm một cách đúng đắn và hiệu quả, trước hết ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên “kẻ phá bĩnh” này.



Sẹo lõm do phỏng dạ (còn gọi là thủy đậu)

Loại sẹo do thủy đậu này có bề mặt rộng 3-8 mm, lớn hơn sẹo do trứng cá bọc để lại nhưng nông hơn và mọc rải rác trên mặt. Sẹo lõm dạng này không quá sâu nhưng bề mặt sẹo khá “trơ” nên không dễ chữa khỏi hay tự lành.

Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc, mụn đầu đen (hay còn gọi là sẹo rỗ)

Sẹo lõm hình thành do nặn mụn không đúng cách. Mụn trứng cá giai đoạn ba thường để lại di chứng là mặt đầy sẹo lớn. Sẹo lõm thường là hậu quả của một tình trạng viêm hoại tử rộng tại nang lông hình thành một dạng nặng của mụn trứng cá là mụn nang mủ (Ance cyst) hay mụn dạng nang.

Dạng sẹo lõm này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không quá lớn (2 – 5mm). Mật độ sẹo không cố định, tùy theo từng trường hợp, tuy nhiên thường xuất hiện ở trán, hai bên má và mũi (nơi trứng cá bọc thường xuất hiện). Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc để lại rất khó chữa theo các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương nặng nề trong quá trình bị mụn.

Còn sẹo lõm do mụn đầu đen thường xuất hiện ở hai bên má và cánh mũi mà người ta gọi là sẹo rỗ. Chính mật độ dày đặc này làm cho kết cấu da xunh quanh phải thích ứng, bảo vệ da bằng cách tự làm dày lên để đảm bảo độ vững chắc và bao phủ làn da. Vì vậy, những người có sẹo rỗ cũng sở hữu làn da bì, thô nhám.

Sẹo lõm hay sẹo rỗ là tổn thương sâu của viêm nang lông, tổn thương này lan rộng xuống trung bì sau đó thành túi mủ hoại tử. Khối mô sâu bị mất do hoại tử gây ra sẹo lõm, mang đến hậu quả là da mặt sau khi lành mụn phải chịu tình trạng “bị rỗ”, từ đó việc trị sẹo rỗ là vô cùng khó khăn.

tri seo lom, trị sẹo lõm , Sẹo rỗ, nguyên nhân và cách điều trị đơn giản tại nhà- 2

Một số nguyên nhân khác

Dùng sản phẩm trị mụn không đúng, nhất là sản phẩm chứa corticoid giúp cho mụn giảm nhanh lúc đầu nhưng sau đó phát triển nhiều, nặng và lan rộng, hình thành mụn mủ và mụn dạng nang.

Nặn mụn trong giai đoạn đang viêm nang lông làm cho viêm lan rộng cộng với nhiễm trùng bùng phát làm cho tình trạng viêm nhiễm càng nặng phát triển thành mụn dạng nang.

Nặn, bóp, cắt, chích, hút mụn, nặn mụn không giữ đúng vệ sinh làm cho vi trùng lây lan ra rộng phát triển thành mụn dạng nang.

Cách phòng tránh sẹo lõm

1. Lấy mụn khi mụn chín hay già. Khi có mụn đầu đen hay mụn đầu trứng cần xử lý phải để cho mụn “chín” hay “già” tức là mụn trồi lên trên bề mặt da mới lấy. Không ráng lấy tất cả mụn trong cùng một lúc mà không phân biệt được mụn có lấy được chưa.

2. Không nên tự cạy nặn mụn khi tay bẩn, mặt bẩn, không dùng dụng cụ chưa sát trùng để nặn mụn. Tuyệt đối không nên ngồi bóp mụn vì đó là một thói quen rất xấu vừa làm tổn thương da nặng nề vừa làm cho nhiễm trùng lan rộng dễ thành mụn dạng nang.

3. Không đi cắt chích mụn rồi lăn ống tre, ống trúc để hút máu mủ, không đi rạch mụn lấy máu mủ nếu đó không phải là cơ sở y tế.

4. Khi bị mụn dạng nang là dạng nặng của mụn trứng cá, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng mức để hạn chế hậu quả sẹo hố sau mụn nang.

5. Không nặn mụn khi mụn đang viêm: thể hiện bằng triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ. Chỉ được làm sạch mủ nơi mụn khi mụn chín hết đau, hết sưng đỏ và sờ thấy mụn mềm.

6. Mụn trứng cá nên được điều trị sớm: để tránh bị tình trạng toàn phát (Ance Vulgaris) thường để lại sẹo nặng nề, nhất là sẹo lõm, sẹo hố và sẹo cục.

7. Tuyệt đối không được tự đi mua thuốc trị mụn, nhất là thuốc tự pha chế theo mách bảo của người không phải là bác sĩ. Ngoài ra, “kem pha trộn” được rao bán nhiều tại các quầy mỹ phẩm ở các chợ, các tiệm uốn tóc, các tiệm làm đẹp không chính quy là nguồn gốc làm cho mụn trứng cá ngày càng thêm nặng và tạo ra sẹo lõm.

8. Thuốc corticoid: đây không phải là thuốc trị mụn. Các thuốc có tên sau đây đều là corticoid cần tránh bôi để trị mụn vì sẽ gây tình trạng mụn toàn phát và mụn dạng nang: Cortibion, Celestoderm, Diprosalic, Synalar, Dermovat …

Một số cách Trị sẹo lõm từ thiên nhiên

Uống nhiều nước

Uống ước là một trong những biện pháp giảm sẹo mụn. Nó cải thiện. lưu thông máu trong cơ thể và tăng khả năng chữa trị vết thương. Vì vậy, bạn nên uống ít nhất 7 đến 8 ly nước mỗi ngày, mỗi ly khoảng 300ml.

Sử dụng mật ong

Người ta tin rằng mật ong cho bạn một làn da tuyệt vời và chữa lành mọi vết sưng, viêm nhiễm. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên sẹo mụn và để thế khoảng mười phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Sử dụng lô hội

Lô hội từ lâu đã được biết đến là loại thảo mộc tốt cho da, đặc biệt là khả năng làm lành da nên rất hữu hiệu với những vùng da bị sẹo do mụn. Có thể dùng lô hội tươi hoặc dùng gel chiết xuất từ lô hội.

Ăn cà chua

Cà chua là nguồn dưỡng chất giàu vitamin A, vitamin C, giúp ngăn ngừa tối đa sự xuất hiện sẹo mụn. Bạn có thể ăn sống cà chua mỗi ngày để giúp chữa bệnh và đẩy lùi sẹo mụn.

Uống nước chanh

Chanh chứa số lượng axit citric lớn, là một phần của nhóm AHA có khả năng tuyệt vời để giảm sẹo. Uống nước chanh càng nhiều càng làm da trắng mịn và mờ vết thâm. Nước cốt chanh rất hữu hiệu trong việc cải thiện các vết sẹo do mụn đầu đen gây ra. Vắt một quả chanh lên một miếng vải cotton mỏng rồi đắp lên mặt một lúc, rửa sạch lại mặt bằng nước. Kiên trì thực hiện hai lần một tuần, bạn sẽ cảm thấy da sáng mịn và các vết sẹo cũng dần biến mất.
>>> xem thêm: Trị sẹo lồi || Trị sẹo rỗ || Trị sẹo thâm || Trị sẹo lõm  

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Rau má là một loại thuốc thần dược có rất nhiều công dụng. Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn về cách Trị sẹo hiệu quả nhất bằng rau má.



Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ của bạn.
Rau má là loại thuốc thần dược để điều trị sẹo hiệu quả nhất
Rau má là loại thuốc thần dược để điều trị sẹo hiệu quả nhất
Một vài báo cáo khoa học cho thấy khả năng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Khi điều trị bằng rau má, sự liền sẹo được kích thích bằng việc sản xuất ra các chất keo loại I. Việc điều trị này cũng cho thấy sự giảm sút đáng kể của các tác động viêm nhiễm và việc tạo ra các nguyên bào sợi.

Mặt nạ kem rau má trị sẹo hiệu quả
Mặt nạ rau má trị sẹo hiệu quả
Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây rau má ở chợ. Uống nước lá rau má hoặc ăn rau má cũng rất mát, nên bạn hãy thường xuyên mua và sử dụng.

Đẹp rạng ngời với kem trị sẹo bằng rau má
Đẹp rạng ngời với cách trị sẹo bằng rau má
Những đặc tính trên của cây rau má đã giúp giảm sự xuất hiện xấu xí của những vết sẹo lâu năm. Để có được kết quả tốt nhất trong việc ngăn ngừa sẹo, hãy áp dụng đắp cây rau má cho da càng sớm càng tốt sau khi bị sẹo để mang lại kết quả tốt nhất. 

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Mụn trứng cá là kẻ thù đáng sợ của làn da. Khi xuất hiện, chúng làm cho da kém hấp dẫn, và ngay cả khi đã ra đi, chúng vẫn để lại “dấu ấn” đáng ghét nhắc ta về sự tồn tại một thời của chúng: những vết sẹo xấu xí. Có cách nào để  Trị sẹo do mụn để lại?
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để giành được thế áp đảo trong "cuộc chiến" với sẹo, bạn phải hiểu rõ bản chất của chúng. Nhưng để hiểu về sẹo, trước hết chúng ta phải hiểu về mụn trứng cá.
Mụn trứng cá xuất hiện khi lỗ chân lông bị dầu và tế bào chết làm tắc nghẽn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành các vết sưng đỏ. Sự thay đổi hormon trong giai đoạn vị thành niên thường là nguyên nhân khiến lượng dầu gia tăng dẫn đến việc hình thành mụn.
Có nhiều loại mụn khác nhau:
- Loại nhẹ: thường là mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen mà hầu hết chúng ta đều là “nạn nhân” của loại này.
Dieu tri seo do mun
- Loại vừa: thường là mụn đỏ hoặc mụn mủ (mụn đỏ có nhân trắng)
- Loại nặng: thường hình thành khối u gây đau đớn nằm dưới da.
Hầu hết các vết sẹo nghiêm trọng đều do mụn loại nặng gây ra cùng với các khối u. Những vết sẹo này sẽ "đăng ký hộ khẩu thường trú" trên mặt bạn. Cách đối phó tốt nhất là điều trị ngay khi mụn “ló mặt” để chúng không có cơ hội biến chứng và gây sẹo. Nếu bạn có khối u, hãy đến gặp bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu để chặn hết "đường sống" của chúng.
Nếu đó là sẹo cũ (do đợt tấn công trước đây của mụn), bạn vẫn có một số cách để cứu vãn.
Một là xóa sẹo bằng tia laze. Cách này bắt buộc bạn phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bác sĩ sẽ cố gắng giảm đau bằng cách gây mê cho da. Tia laze sẽ lấy đi lớp da bị mụn phía trên và làm săn chắc lớp da giữa khiến da trông mịn màng hơn. Quá trình điều trị này sẽ mất khoảng 3 đến 10 ngày để hồi phục hoàn toàn.
Một cách khác là mài da. Sau khi điều trị, bạn sẽ có làn da tươi mới, mịn màng. Cách này lâu hơn, khoảng 10 ngày đến 3 tuần để da có thể hồi phục.
Cả hai cách điều trị trên đều khiến da đỏ ửng trong vài tháng. Bạn chỉ nên thực hiện hai cách trên nếu mụn trứng cá không phát tác vào giai đoạn điều trị.
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết sẹo, bác sĩ sẽ khuyên bạn chữa trị theo phương pháp siêu mài mòn hoặc lột da để cải thiện vùng bị sẹo.
Đối với một số trường hợp bị sẹo sâu, bạn sẽ phải phẫu thuật để chia tay với chúng.
Dieu tri seo do mun
Một điều bạn không nên làm khi giải quyết sẹo do mụn là đắp mặt nạ hoặc dùng nước dưỡng da bởi chúng không những không có ích gì cho da bạn mà còn khiến da bị ngứa rát và làm sẹo đỏ ửng.
Nếu bạn có vết sẹo đỏ hoặc nâu trên mặt do mụn, đừng quá lo lắng bởi chúng sẽ mờ dần theo thời gian giống như các vết sẹo khác ở đầu gối hoặc tay chân. Tuy nhiên, sẽ mất ít nhất khoảng 12 tháng đấy. Do vậy, cách tốt nhất để tránh những “dấu ấn của mụn” là không nặn hoặc “động tay” với chúng dù chúng có “trêu tức” bạn đến đâu đi chăng nữa.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Công nghệ kim lăn giúp  Trị sẹo lõm triệt để, đảm bảo các tiêu chí an toàn, không làm biến dạng sẹo, kết quả đạt được trong thời gian ngắn.
Tình trạng sẹo lõm gây mất thẩm mỹ viện
Công nghệ kim lăn sẽ giúp bạn lấp đầy sẹo lõm và lấy lại sự tự tin.
Chị Mai Thùy (nhân viên ngân hàng, Hà Nội) cho biết: "Bắt đầu bước vào lớp 11, mặt tôi bắt đầu nổi khá nhiều mụn, da cũng nhiều dầu hơn. Ban đầu chỉ là những nốt mụn nhỏ, sau đó có những nốt mụn to hơn và có nhân. Tôi nghĩ tuổi mới lớn ai cũng vậy, hơn nữa chị họ tôi mách chỉ cần mụn 'chín', dùng tay nặn ra sẽ hết ngay. Thế nhưng, nặn hết nốt này lại nổi lên nốt khác, không có dấu hiệu dừng lại. Sau khi mụn lặn, da mặt lại có thêm nhiều vết thâm và sẹo lõm khiến tôi mất tự tin, đặc biệt khi đối diện với người khác giới".
Sẹo lõm không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý của “nạn nhân”. Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã góp phần tạo ra những thành tựu nổi bật cho công nghệ làm đẹp. Nếu như trước đây những vấn đề liên quan đến sẹo lõm đều khó điều trị hiệu quả, đa số những “khổ chủ” thường chấp nhận sống chung với những khuyết điểm trên cơ thể thì nay điều đó không còn trở ngại nữa. Theo đó, công nghệ kim lăn là phát minh tiên tiến của khoa học thẩm mỹ, giúp điều trị sẹo lõm triệt để, đảm bảo an toàn, không làm biến dạng sẹo. Người được điều trị có thể sinh hoạt bình thường trong quá trình trị liệu, kết quả đạt được trong thời gian ngắn.
ket-qua-sau-khi-dieu-tri-seo-l-8944-2164
Bên cạnh công nghệ lăn kim, phương pháp điều trị sẹo lõm bằng Laser Fractional CO2 cũng được áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị cao.
Một liệu trình lăn kim cần trải qua đầy đủ các bước sau:
- Bước 1: Tẩy trang - Rửa mặt.
- Bước 2: Thoa thuốc tê đều khắp mặt, để 30 phút.
- Bước 3: Làm sạch thuốc tê bằng nước muối sinh lý.
- Bước 4: Lăn vùng trán đầu tiên. Sau đó, lăn xuống 2 bên thái dương, 2 bên má, mũi, nhân trung, cằm. Cần lăn đều tay theo thứ tự từ trán đến cằm.
- Bước 5: Thoa tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên và ép tinh chất bằng máy Infusion.
Sau lần trải nghiệm đầu tiên, các sợi collagen đã có sự co thắt, khiến vùng da điều trị trở nên săn chắc, mịn màng hơn. Tuy nhiên, để sẹo lõm có thể cải thiện 95%, bạn nên điều trị đầy đủ một liệu trình từ 5 đến 7 buổi. Bên cạnh công nghệ lăn kim, phương pháp điều trị sẹo lõm bằng Laser Fractional CO2 cũng được áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị cao. Tùy theo tình trạng của da, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng khách hàng.
>>> xem thêm: Trị sẹo lồi || Trị sẹo rỗ || Trị sẹo thâm || Trị sẹo lõm  || 

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Sẹo luôn là một trong những kẻ thù lớn nhất của nhiều người, Sẹo có thể quá phát, lồi ra, sẹo giãn, sẹo mất sắc tố… để tìm ra phương pháp điều trị sẹo bạn cần hiểu biết về sẹo.
Sẹo là gì?
Sự hình thành sẹo là một phần tự nhiên trong quá trình liền da. Sẹo xuất hiện khi da khôi phục các vết thương do tai nạn, phẫu thuật hay bệnh tật gây ra. Da bị tổn thương càng nặng, thời gian lành vết thương càng lâu và sẹo để lại càng lớn.
Sẹo là một dạng tổn thương da rất sâu và nặng dẫn tới khả năng hồi phục và tái tạo của da rất khó khăn. Sẹo để lại những dấu ấn trên mặt và trên cơ thể tuy không gây nguy hiểm nhưng tác hại của nó về mặt thẩm mỹ thì lại khiến cho chúng ta bị ám ảnh suốt cuộc đời, thâm chí là nỗi bất hạnh với nhiều người.
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành sẹo?
Tuổi tác 
Quá trình liền da của người lớn tuổi mất thời gian lâu hơn trong khi người trẻ da có khuynh hướng lành “quá mức”, vết sẹo cao, dày hơn.
Các yếu tố di truyền – loại da
Người gốc Phi và Á châu da nhiều sắc tố, dễ bị những vết sẹo bất thường như Sẹo lồi
Vị trí sẹo 
Vết sẹo tại vị trí các cơ cử động nhiều như vùng lưng, chân, vai, các điểm mấu…sẹo sẽ có xu hướng lan rộng và đậm màu hơn bình thường.
Vết thương bị nhiễm trùng hoặc là biến chứng
Vết thương nhiễm trùng làm tăng khả năng để lại sẹo bất thường.
Trị sẹo và những điều cần biết
Có nhiều cách trị sẹo để thay đổi hình dạng, cải thiện và thu nhỏ vết sẹo, thậm chí xóa bỏ hòan toàn vết sẹo, nhưng quan trọng nhất là biện pháp can thiệp đó phải an tòan và không gây ra các tổn thương phụ để làm vết sẹo biến đổi sang dạng khác phức tạp hơn như chuyển từ sẹo lõm thành sẹo lồi, sẹo thâm hoặc ngược lại.
Sử dụng thuốc trị sẹo để xóa mờ những vết sẹo tại vùng da bị tổn thương là nhu cầu thẩm mỹ cho da. Tuy nhiên, không ít người còn rất mơ hồ về các dạng thuốc để điều trị sẹo sẽ được sử dụng tùy thuộc vào dạng sẹo trên da.
Dạng thuốc dùng ngoài:
Các thuốc dieu tri seo thường ở dạng gel hay kem thoa tại chỗ, trong thanh phần thường có chứa các hoạt chất sau:
- Hoạt chất chiết xuất từ cây hành tây (Allium cepae), thuộc nhóm Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp vết thương mau lành.
- Heparin là chất chống đông máu, tăng cường sự tưới máu đến vết thương, nuôi dưỡng mô da bị tổn thương.
- Allatoin là chất tự nhiên có nhiều trong động vật và thực vật, có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào lành, làm thúc đẩy quá trình tạo biểu mô, làm lành vết thương.
- Aloe vera là hoạt chất chiết xuất từ cây lô hội, có tính sát khuẩn, giúp vết thương mau lành.
- Curcumin là hoạt chất chính có trong củ nghệ (Curcuma longa), có tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương, mờ sẹo.
- Trong cây rau má (Centella asiatica) có chứa acid madecassic giúp làm lành vết thương, mờ sẹo.
- Acid alpha hydroxyl có trong chanh, bưởi… có hiệu quả trong điều trị sẹo mụn, sẹo rạn da.
- Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, giúp dưỡng da mang lại hiệu quả trong điều trị sẹo.
Dạng thuốc tiêm:
Dạng thuốc tiêm chứa steroid (triamcinolone) giúp giảm đau và ngứa, làm phẳng và mềm vết sẹo, cũng được các thầy thuốc sử dụng trong điều trị seọ lồi, sẹo quá phát, hoặc dạng thuốc tiêm chứa collagen với mục đích làm đầy vùng da tổn thương, được sử dụng trong điều trị sẹo lõm.
Bên cạnh việc dùng thuốc còn có nhiều phương pháp khác được các thầy thuốc lựa chọn như: băng ép, điều trị bằng laser, bào mòn da…
Bạn có thể đến những thẩm mỹ viện
>>> xem thêm: Trị sẹo lồi || Trị sẹo rỗ || Trị sẹo thâm || Trị sẹo lõm  
Sẹo luôn là một trong những kẻ thù lớn nhất của nhiều người, Sẹo có thể quá phát, lồi ra, sẹo giãn, sẹo mất sắc tố… để tìm ra phương pháp điều trị sẹo bạn cần hiểu biết về sẹo.
Sẹo là gì?
Sự hình thành sẹo là một phần tự nhiên trong quá trình liền da. Sẹo xuất hiện khi da khôi phục các vết thương do tai nạn, phẫu thuật hay bệnh tật gây ra. Da bị tổn thương càng nặng, thời gian lành vết thương càng lâu và sẹo để lại càng lớn.
Sẹo là một dạng tổn thương da rất sâu và nặng dẫn tới khả năng hồi phục và tái tạo của da rất khó khăn. Sẹo để lại những dấu ấn trên mặt và trên cơ thể tuy không gây nguy hiểm nhưng tác hại của nó về mặt thẩm mỹ thì lại khiến cho chúng ta bị ám ảnh suốt cuộc đời, thâm chí là nỗi bất hạnh với nhiều người.
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành sẹo?
Tuổi tác 
Quá trình liền da của người lớn tuổi mất thời gian lâu hơn trong khi người trẻ da có khuynh hướng lành “quá mức”, vết sẹo cao, dày hơn.
Các yếu tố di truyền – loại da
Người gốc Phi và Á châu da nhiều sắc tố, dễ bị những vết sẹo bất thường như Sẹo lồi
Vị trí sẹo 
Vết sẹo tại vị trí các cơ cử động nhiều như vùng lưng, chân, vai, các điểm mấu…sẹo sẽ có xu hướng lan rộng và đậm màu hơn bình thường.
Vết thương bị nhiễm trùng hoặc là biến chứng
Vết thương nhiễm trùng làm tăng khả năng để lại sẹo bất thường.
Trị sẹo và những điều cần biết
Có nhiều cách trị sẹo để thay đổi hình dạng, cải thiện và thu nhỏ vết sẹo, thậm chí xóa bỏ hòan toàn vết sẹo, nhưng quan trọng nhất là biện pháp can thiệp đó phải an tòan và không gây ra các tổn thương phụ để làm vết sẹo biến đổi sang dạng khác phức tạp hơn như chuyển từ sẹo lõm thành sẹo lồi, sẹo thâm hoặc ngược lại.
Sử dụng thuốc trị sẹo để xóa mờ những vết sẹo tại vùng da bị tổn thương là nhu cầu thẩm mỹ cho da. Tuy nhiên, không ít người còn rất mơ hồ về các dạng thuốc để điều trị sẹo sẽ được sử dụng tùy thuộc vào dạng sẹo trên da.
Dạng thuốc dùng ngoài:
Các thuốc dieu tri seo thường ở dạng gel hay kem thoa tại chỗ, trong thanh phần thường có chứa các hoạt chất sau:
- Hoạt chất chiết xuất từ cây hành tây (Allium cepae), thuộc nhóm Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp vết thương mau lành.
- Heparin là chất chống đông máu, tăng cường sự tưới máu đến vết thương, nuôi dưỡng mô da bị tổn thương.
- Allatoin là chất tự nhiên có nhiều trong động vật và thực vật, có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào lành, làm thúc đẩy quá trình tạo biểu mô, làm lành vết thương.
- Aloe vera là hoạt chất chiết xuất từ cây lô hội, có tính sát khuẩn, giúp vết thương mau lành.
- Curcumin là hoạt chất chính có trong củ nghệ (Curcuma longa), có tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương, mờ sẹo.
- Trong cây rau má (Centella asiatica) có chứa acid madecassic giúp làm lành vết thương, mờ sẹo.
- Acid alpha hydroxyl có trong chanh, bưởi… có hiệu quả trong điều trị sẹo mụn, sẹo rạn da.
- Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, giúp dưỡng da mang lại hiệu quả trong điều trị sẹo.
Dạng thuốc tiêm:
Dạng thuốc tiêm chứa steroid (triamcinolone) giúp giảm đau và ngứa, làm phẳng và mềm vết sẹo, cũng được các thầy thuốc sử dụng trong điều trị seọ lồi, sẹo quá phát, hoặc dạng thuốc tiêm chứa collagen với mục đích làm đầy vùng da tổn thương, được sử dụng trong điều trị sẹo lõm.
Bên cạnh việc dùng thuốc còn có nhiều phương pháp khác được các thầy thuốc lựa chọn như: băng ép, điều trị bằng laser, bào mòn da…
Bạn có thể đến những thẩm mỹ viện uy tín để điều trị với các bác sỹ hàng đầu Việt Nam.
>>> xem thêm: Trị sẹo lồi || Trị sẹo rỗ || Trị sẹo thâm || Trị sẹo lõm  
Design by Hao Tran -