Sẹo luôn được ví như kẻ thù của sắc đẹp. Dù bạn sở hữu một
khuôn mặt trái xoan với bờ môi cong gợi cảm cùng đôi mắt biết cười nhưng
làn da lại chằng chịt sẹo rỗ thì chẳng thể tự tin khoe nhan sắc.
Bên cạnh sự giúp đỡ của công nghệ thẩm mỹ thì các bạn gái cũng có thể
tự cải thiện tình trạng sẹo rỗ bằng các phương pháp từ thiên nhiên.
Nguyên nhân gây ra sẹo lõm
Sẹo lõm được hình thành do nhiều nguyên nhân như di chứng của mụn
trứng cá, hay di chứng sau một tai nạn nhỏ như là bị bỏng, bị ngã …
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân gây ra sẹo lõm. Vì vậy, để điều trị
sẹo lõm một cách đúng đắn và hiệu quả, trước hết ta cần tìm hiểu rõ
nguyên nhân gây nên “kẻ phá bĩnh” này.
Sẹo lõm do phỏng dạ (còn gọi là thủy đậu)
Loại sẹo do thủy đậu này có bề mặt rộng 3-8 mm, lớn hơn sẹo do trứng
cá bọc để lại nhưng nông hơn và mọc rải rác trên mặt. Sẹo lõm dạng này
không quá sâu nhưng bề mặt sẹo khá “trơ” nên không dễ chữa khỏi hay tự
lành.
Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc, mụn đầu đen (hay còn gọi là sẹo rỗ)
Sẹo lõm hình thành do nặn mụn không đúng cách. Mụn trứng cá giai đoạn
ba thường để lại di chứng là mặt đầy sẹo lớn. Sẹo lõm thường là hậu quả
của một tình trạng viêm hoại tử rộng tại nang lông hình thành một dạng
nặng của mụn trứng cá là mụn nang mủ (Ance cyst) hay mụn dạng nang.
Dạng sẹo lõm này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không
quá lớn (2 – 5mm). Mật độ sẹo không cố định, tùy theo từng trường hợp,
tuy nhiên thường xuất hiện ở trán, hai bên má và mũi (nơi trứng cá bọc
thường xuất hiện). Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc để lại rất khó chữa theo
các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương
nặng nề trong quá trình bị mụn.
Còn sẹo lõm do mụn đầu đen thường xuất hiện ở hai bên má và cánh mũi
mà người ta gọi là sẹo rỗ. Chính mật độ dày đặc này làm cho kết cấu da
xunh quanh phải thích ứng, bảo vệ da bằng cách tự làm dày lên để đảm bảo
độ vững chắc và bao phủ làn da. Vì vậy, những người có sẹo rỗ cũng sở
hữu làn da bì, thô nhám.
Sẹo lõm hay sẹo rỗ là tổn thương sâu của viêm nang lông, tổn thương
này lan rộng xuống trung bì sau đó thành túi mủ hoại tử. Khối mô sâu bị
mất do hoại tử gây ra sẹo lõm, mang đến hậu quả là da mặt sau khi lành
mụn phải chịu tình trạng “bị rỗ”, từ đó việc trị sẹo rỗ là vô cùng khó
khăn.
Một số nguyên nhân khác
Dùng sản phẩm trị mụn không đúng, nhất là sản phẩm chứa corticoid
giúp cho mụn giảm nhanh lúc đầu nhưng sau đó phát triển nhiều, nặng và
lan rộng, hình thành mụn mủ và mụn dạng nang.
Nặn mụn trong giai đoạn đang viêm nang lông làm cho viêm lan rộng
cộng với nhiễm trùng bùng phát làm cho tình trạng viêm nhiễm càng nặng
phát triển thành mụn dạng nang.
Nặn, bóp, cắt, chích, hút mụn, nặn mụn không giữ đúng vệ sinh làm cho vi trùng lây lan ra rộng phát triển thành mụn dạng nang.
Cách phòng tránh sẹo lõm
1. Lấy mụn khi mụn chín hay già. Khi có mụn đầu đen hay mụn đầu trứng
cần xử lý phải để cho mụn “chín” hay “già” tức là mụn trồi lên trên bề
mặt da mới lấy. Không ráng lấy tất cả mụn trong cùng một lúc mà không
phân biệt được mụn có lấy được chưa.
2. Không nên tự cạy nặn mụn khi tay bẩn, mặt bẩn, không dùng dụng cụ
chưa sát trùng để nặn mụn. Tuyệt đối không nên ngồi bóp mụn vì đó là một
thói quen rất xấu vừa làm tổn thương da nặng nề vừa làm cho nhiễm trùng
lan rộng dễ thành mụn dạng nang.
3. Không đi cắt chích mụn rồi lăn ống tre, ống trúc để hút máu mủ, không đi rạch mụn lấy máu mủ nếu đó không phải là cơ sở y tế.
4. Khi bị mụn dạng nang là dạng nặng của mụn trứng cá, cần đến gặp
bác sĩ để được điều trị đúng mức để hạn chế hậu quả sẹo hố sau mụn nang.
5. Không nặn mụn khi mụn đang viêm: thể hiện bằng triệu chứng sưng,
đau, nóng, đỏ. Chỉ được làm sạch mủ nơi mụn khi mụn chín hết đau, hết
sưng đỏ và sờ thấy mụn mềm.
6. Mụn trứng cá nên được điều trị sớm: để tránh bị tình trạng toàn
phát (Ance Vulgaris) thường để lại sẹo nặng nề, nhất là sẹo lõm, sẹo hố
và sẹo cục.
7. Tuyệt đối không được tự đi mua thuốc trị mụn, nhất là thuốc tự pha
chế theo mách bảo của người không phải là bác sĩ. Ngoài ra, “kem pha
trộn” được rao bán nhiều tại các quầy mỹ phẩm ở các chợ, các tiệm uốn
tóc, các tiệm làm đẹp không chính quy là nguồn gốc làm cho mụn trứng cá
ngày càng thêm nặng và tạo ra sẹo lõm.
8. Thuốc corticoid: đây không phải là thuốc trị mụn. Các thuốc có tên
sau đây đều là corticoid cần tránh bôi để trị mụn vì sẽ gây tình trạng
mụn toàn phát và mụn dạng nang: Cortibion, Celestoderm, Diprosalic,
Synalar, Dermovat …
Một số cách Trị sẹo lõm từ thiên nhiên
Uống nhiều nước
Uống ước là một trong những biện pháp giảm sẹo mụn. Nó cải thiện. lưu
thông máu trong cơ thể và tăng khả năng chữa trị vết thương. Vì vậy,
bạn nên uống ít nhất 7 đến 8 ly nước mỗi ngày, mỗi ly khoảng 300ml.
Sử dụng mật ong
Người ta tin rằng mật ong cho bạn một làn da tuyệt vời và chữa lành
mọi vết sưng, viêm nhiễm. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên sẹo mụn
và để thế khoảng mười phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Sử dụng lô hội
Lô hội từ lâu đã được biết đến là loại thảo mộc tốt cho da, đặc biệt
là khả năng làm lành da nên rất hữu hiệu với những vùng da bị sẹo do
mụn. Có thể dùng lô hội tươi hoặc dùng gel chiết xuất từ lô hội.
Ăn cà chua
Cà chua là nguồn dưỡng chất giàu vitamin A, vitamin C, giúp ngăn ngừa
tối đa sự xuất hiện sẹo mụn. Bạn có thể ăn sống cà chua mỗi ngày để
giúp chữa bệnh và đẩy lùi sẹo mụn.
Uống nước chanh
Chanh chứa số lượng axit citric lớn, là một phần của nhóm AHA có khả
năng tuyệt vời để giảm sẹo. Uống nước chanh càng nhiều càng làm da trắng
mịn và mờ vết thâm. Nước cốt chanh rất hữu hiệu trong việc cải thiện
các vết sẹo do mụn đầu đen gây ra. Vắt một quả chanh lên một miếng vải
cotton mỏng rồi đắp lên mặt một lúc, rửa sạch lại mặt bằng nước. Kiên
trì thực hiện hai lần một tuần, bạn sẽ cảm thấy da sáng mịn và các vết
sẹo cũng dần biến mất.
>>> xem thêm: Trị sẹo lồi || Trị sẹo rỗ || Trị sẹo
thâm || Trị sẹo lõm